Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thực
hiện Nghị quyết
số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; với mục tiêu nâng xếp hạng Đổi mới sáng tạo - GII
(của WIPO)11 lên 5 - 7 bậc; trong năm 2019 tăng từ 2 - 3 bậc.Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long”là một trong những hoạt động
được tổ chức nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết nêu trên.
Chủ trì Hội thảo điều
hành thảo luận
Tham dự Hội thảo có ông
Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Tầng Phú An - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệtỉnh An
Giang; các đại biểu, đại diện
lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệtrong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu đến từ Trường Đại học An Giang, các hiệp hội, hợp tác xã và các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh An Giang.
Tại Hội thảo các diễn gỉa
đã chia sẻ thông tin, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết
tăng cường chỉ số đổi mới, hỗ trợ hoạt động liên kết nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long,
giải pháp trong hoạt động liên kết các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ để phát triển các sản phẩm theo
chuổi giá trị, giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu tổng
hợp, tùy mức độ phát triển của mỗi quốc gia từ đó dựa vào khả năng của mình để
phát triểnnâng cao năng lực cạnh tranh, đối với các quốc gia kém phát triển
năng lực cạnh tranh dựa vào tài nguyên sẵn có; đối với các quốc gia đang phát
triển năng lực cạnh tranh dựa vào hiệu quả; còn đối với các quốc gia phát triển
năng lực cạnh tranh dựa vào đổi mới sáng tạo. Đối với doanh nghiệp năng lực cạnh
tranh phải dựa vào thực lực của doanh nghiệp, đây là yếu tố nội hàm của mỗi
doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính,
nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… so với các doanh nghiệp trên cùng một
lĩnh vực, cùng một thị trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, có
nhiều giải pháp, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay với những
thách thức của công nghệ mới thì giải pháp về công nghệ, hay đổi mới để đáp ứng
yêu cầu mang lại hiệu quả và bền vững.
Hiện nay, việc hỗ trợ về khoa học và công nghệcủa nhà nước cho doanh nghiệp với
các nội dung: Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hỗ trợ phát triển công nghệ
sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩmquốc gia, hỗ trợ
phát triển công nghệ cho các khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn còn khó khăn thông qua các chương trình: Chương trình đổi
mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Chương trình phát triểnsản phẩm quốc gia; Chương trình phát triển thị trường công nghệ; Chương trình quốc gianâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm; Chương trình hợp tác song phương và đa phương
về khoa
học và công nghệ; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai
đoạn 2016 – 2020; Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2016 – 2025; Quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia; Chương
trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CNvà tổ chức KH&CNcông lập thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Từ thực tế của địa phương,các
đại biểu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: Tập huấn nâng cao kỹ năng xác định các vấn đề, xác định mục
tiêu và tiêu chí cho sản phẩm của các nhiệm vụ KH&CN. Tăng cường sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thu
thập các ý tưởng, đề xuất nghiên cứu từ các doanh nghiệp, người dân. Tổ chức
các hoạt động kết nối cung, cầu công nghệ, tiến tới thương mại hóa kết quả
nghiên cứu. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân khu vực tư nhân
phát triển công nghệ, ứng dụng thử kết quả nghiên cứu, đối với kết quả nghiên
cứu có thể thương mại hóa ngay thì phải có dự án và nhà đầu tư khi tiến hành
nghiệm thu. Đồng thời có các kiến nghị với Bộ KH&CNnhằm tăng cường kinh phí
sự nghiệp KH&CN cho các địa phương; tập huấn, hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ
đánh giá, thẩm định công nghệ, định giá công nghệ cho các địa phương; hướng dẫn
việc bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình nghiên cứu có các bài báo khoa học
được công bố; có cơ chế hỗ trợ sử dụng kết quả nghiên cứu, xử lý trường hợp
chậm hoặc không đưa vào ứng dụng kết quả nghiên cứu sau khi nhận chuyển giao.
Nguyễn
Thanh Dũng